Vai trò và những lưu ý trong soạn thảo Hợp đồng kinh tế
01/12/2023
” Vai trò và những lưu ý trong soạn thảo Hợp đồng kinh tế ” Trong quá trinh kinh doanh, bất kể hoạt động kinh doanh nào cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buôc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong quá trình làm ăn kinh doanh.
Vai trò và những lưu ý trong soạn thảo Hợp đồng kinh tế

  Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Hợp đồng kinh tế, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm. 

1. Vai trò của Hợp đồng kinh tế trong doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng kinh tế được xem là một công cụ pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng kinh tế hay còn gọi là Hợp đồng thương mại có vai trò thiết yếu như sau:

Thứ nhất, hợp đồng kinh tế là thỏa thuận mang tính pháp lý, được pháp luật quy định chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc các bên trong quá trình giao dịch kinh doanh.

Thứ hai, hợp đồng kinh tế chính là cơ sở quan trọng để giải quyết các vấn đề vi phạm hợp đồng, phòng các tranh chấp liên quan đến kinh doanh mà hai bên đã thỏa thuận, cam kết.

Thứ ba, hợp đồng kinh tế là công cụ để giúp doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên thị trường quốc tế, đảm bảo được quá trình thương mại quốc tế được thực hiện tốt nhất, nâng cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Thứ tư, là căn cứ trong việc thiết lập mối quan hệ với đối tác và đăng ký giao dịch khách nhau.

2. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Khi soạn thảo, bạn cần phải chú ý một số những điều quan trọng sau:

Thứ nhất, hình thức của hợp đồng.

Thứ hai, những căn cứ để ký kết hợp đồng.

Thứ ba, điều khoản về đối tượng của hợp đồng.

Thứ tư, các điều kiện về hiệu lực của hợp đồng.

Thứ năm, điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán và giai đoạn thanh toán.

Thứ sáu, về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ bảy, điều khoản về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.

Thứ tám, điều khoản về giải quyết tranh chấp.

Thứ chín, điều khoản về trường hợp sự kiện bất khả kháng.

Thứ mười, điều khoản các thỏa thuận chung về: số lượng các bản hợp đồng, hiệu lực hợp đồng,…

3. Tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế 

– Tư vấn các các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong các loại hợp đồng của doanh nghiệp;

– Tham gia đàm phán, thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;
– Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cân bằng được lợi ích của các bên trong hợp đồng;
– Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật;
Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;

– Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật về hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Bài viết liên quan
QUYẾT ĐỊNH SỐ 61/2024/QĐ-UBND (27/09/2024): QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
QUYẾT ĐỊNH SỐ 61/2024/QĐ-UBND (27/09/2024): QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGHỊ ĐỊNH 101/NĐ-CP (29.07.2024): QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NGHỊ ĐỊNH 101/NĐ-CP (29.07.2024): QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐẤT ĐAI; ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Sổ đỏ có tên gọi mới từ 1/8
Sổ đỏ có tên gọi mới từ 1/8