Những vấn đề bắt buộc phải nắm được khi xảy ra tranh chấp đặt cọc gồm:
Nắm vững được các vấn đề nêu trên xong, các bên có thể cân nhắc lựa chọn một trong các cách dưới đây để giải quyết tranh chấp như thỏa thuận đàm phán; Khởi kiện ra Tòa án/ Trung tâm trọng tài.
Ưu điểm: Nhanh gọn, đỡ tốn kém thời gian, chi phí. Việc thỏa thuận thành cũng giúp các bên giữ hòa khí, mối quan hệ.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào tinh thần thiện chí, hợp tác giữa các bên. Nếu các bên không có thiện chí thì chỉ mất thêm thời gian. Để thỏa thuận được trong nhiều trường hợp bạn cũng phải gánh chịu thiệt hại. Chấp nhận mất bớt quyền lợi mà đáng ra mình được hưởng theo quy định của pháp luật. Do vậy, để chọn phương án đàm phán, thỏa thuận hay khởi kiện ra Tòa thì điều đầu tiên bạn cần phải đánh giá được nếu ra tòa thì kết quả sẽ thế nào.
Ưu điểm: Giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp. Đảm bảo quyền lợi của các bên theo đúng quy định của pháp luật.
Nhược điểm: Tốn thời gian, chi phí để giải quyết vụ việc. Cần nắm vững quy định của pháp luật. Hậu quả pháp lý khi khởi kiện ra tòa mới có thể lựa chọn được phương án tốt nhất. Vấn đề hậu quả pháp lý khi chấm dứt cọc, hủy cọc sẽ được chúng tôi phân tích sâu hơn ở phần dưới của bài viết.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đặt cọc bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bản án sơ thẩm sau khi tuyên nếu không có kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày. Trước và sau khi nộp đơn khởi kiện, bạn có thể để nghị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết. Tránh việc tẩu tán tài sản ảnh hưởng đến việc thi hành án sau này.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng tham khảo biểu phí dịch vụ Luật sư liên quan đến Hợp đồng đặt cọc của Luật Hùng Bách. Cụ thể như sau:
Mức phí dịch vụ Luật sư trong lĩnh vực đặt cọc nêu trên có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào tính chất của từng vụ việc cho phù hợp. Đối với một số trường hợp như khách hàng thuộc diện hộ nghèo, thương binh, người tàn tật,.. Luật Hùng Bách sẽ hỗ trợ pháp lý miễn phí.
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Khi có một bên vi phạm, tự ý hủy cọc thì mọi người thường nghĩ đơn giản là bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn lại tiền đặt cọc đã nhận và chịu phạt cọc. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay thì không chỉ có vậy mà phải chia ra từng trường hợp. Cụ thể như sau:
Không phải mọi trường hợp Hợp đồng đặt cọc đều có giá trị pháp lý. Nếu nội dung đặt cọc vi phạm quy định cấm của pháp luật. Mục đích, đối tượng đặt cọc không thể thực hiện được mà không phải do lỗi của các bên thì hậu quả pháp lý như sau:
Ví dụ trường hợp đặt cọc vô hiệu/hủy:
Trường hợp một bên vi phạm thỏa thuận cọc, đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc thì các hậu quả pháp lý sẽ phải chịu gồm:
Tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng vụ việc nội dung đặt cọc có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của khách hàng. Trường hợp cần Mẫu đặt cọc, soạn thảo Hợp đồng đặt cọc theo yêu cầu bạn vui lòng liên hệ Luật sư theo số 0944198819(Zalo) để được hỗ trợ.
Do là tài sản có giá trị tài sản lớn, quy định của luật trong lĩnh vực đất đai, nhà ở cũng rất phức tạp nên các giao dịch đặt cọc liên quan đến nhà đất thường rất phổ biến và dễ phát sinh tranh chấp. Phổ biến gồm:
Trả lời: Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Bản chất giấy đặt cọc cũng không phải giấy tờ mua bán đất. Hiện nay pháp luật cũng không có bất cứ quy định nào hạn chế việc nhận cọc khi đất chưa có sổ đỏ.
Do vậy, về nguyên tắc các bên vẫn có thể nhận đặt cọc cho trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, điều quan trọng là nội dung đặt cọc phải điều chỉnh khác với trường hợp đã có sổ đỏ cho phù hợp mới đảm bảo được tính hiệu lực của giấy đặt cọc. Đồng thời mới giúp bảo vệ quyền lợi cho các bên khi có tranh chấp.
Trả lời: Hợp đồng đặt cọc pháp luật quy định không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp được công chứng thì bản chất đây vẫn là một thỏa thuận, giao dịch dân sự bình thường. Hợp đồng công chứng cũng vẫn phải đáp ứng quy định của pháp luật về nội dung, hình thức.
Do vậy, Hợp đồng đặt cọc công chứng nếu có vi phạm thì vẫn có thể bị hủy hoặc bị Tòa án tuyên vô hiệu như bình thường.
Trả lời: Bộ luật dân sự 2015 quy định số tiền phạt cọc có thể theo thỏa thuận của các bên. Mức phạt cọc có thể bằng không hoặc gấp nhiều lần so với số tiền nhận cọc.
Do đó nếu các bên có thỏa thuận phạt cọc gấp 5 lần và các nội dung khác vẫn tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì vẫn có giá trị như bình thường. Bạn có thể yêu cầu phạt cọc với số tiền 5 lần tiền nhận cọc như trên.
Trả lời: Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ khi bên nhận cọc vi phạm gồm có hoàn lại tiền cọc đã nhận và chịu phạt cọc. Có thể thấy Điều luật này không quy định về việc bồi thường. Thực tế nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa bồi thường và phạt cọc nhưng đây là hai chế tài hoàn toàn khác nhau.
Hợp đồng đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự bình thường. Trường hợp một trong các bên vi phạm, có lỗi mà dẫn đến thiệt hại thì ngoài các trách nhiệm nêu trên vẫn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.
Theo quy định về đặt cọc mới nhất hiện nay thì các trường hợp sẽ không bị phạt cọc gồm có: